Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 7
Tháng 04 : 67
Năm 2024 : 887
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÁO CÁO SƠ KẾT KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KỲ I NĂM HỌC 2020- 2021

BÁO CÁO SƠ KẾT

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KỲ I NĂM HỌC 2020- 2021

 

            Năm học 2020- 2021 là năm tiếp tục thực hiện nghị quyết 29/ NQ-TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; Năm toàn ngành đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua; Đặc biệt là cuộc vận động Học tập tấm gương đạo đức, tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh"; Cuộc vận động: Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật và dạy thêm học thêm....Năm tiếp tục thực hiện yêu cầu: " Đổi mới, Kỷ cương , hiệu quả".

        Trên cơ sở bám sát các nhiệm vụ trọng tâm  của ngành và đặc thù của trường, trong học kỳ I, trường THCS Nguyên Xá đã tổ chức thực hiện và đạt một số kết quả sau:

I/ CÔNG TÁC SỐ LƯỢNG PHỔ CẬP:

1. Công tác số lượng:

      Trong học kỳ I, toàn trường đã chú trọng và tập trung làm tốt công tác huy động và duy trì số lượng từ tháng 9 đến cuối học kỳ I là 13 lớp = 455 học sinh.

+ So cùng kỳ năm trước tăng tự nhiên 7 em.

+ Tỷ lệ chuyên cần trong học kỳ I đạt : 99,67%. Có lớp cao như 6A, 9A.

+ Việc huy động và duy trì số lượng đã được thực hiện bằng nhiều giải pháp tích cực như sắp xếp, sớm ổn định biên chế HS vào các lớp; Kiểm soát sĩ số HS đến lớp hàng ngày; động viên giúp đỡ HS khó khăn; Phối hợp các lực lượng phát hiện ngăn ngừa trường hợp HS chán học hay nghỉ, trốn học để có tư vấn, chấn chỉnh kịp thời...

* Tuy nhiên: Có học sinh cá biệt học kém, lưu ban năm trước, lười học, ham chơi tiềm ẩn nguy cơ nghỉ, bỏ(Tuấn Anh 6A; Kiên, Quốc Anh 7A).

2.Về công tác phổ cập giáo dục:

- Trường thành lập tiểu ban công tác phổ cập và duy trì lịch làm phổ cập hàng tháng;

- Sử dụng lực lượng làm phổ cập chuyên, kinh nghiệm để đảm bảo tính chính xác, khoa học kịp thời trên hồ sơ cũng như dữ liệu quản lý trong phần mềm máy tính.( Đ/c Cao Nhài, Khang, Thủy+ GVCN).

- Có sự phối kết hợp chặt chẽ với Mầm non, Tiểu học điều tra, nhập liệu phổ cập toàn xã theo chương trình quản lý trên hệ thống thông tin điện tử . Tham mưu thành lập ban chỉ đạo PCGD, XMC và là lực lượng nòng cốt trong điều hành, chỉ đạo thực hiện PCGD, XMC theo nghị định 20/ NĐ-CP góp phần hoàn thành công tác PCGDXMC theo yêu cầu.

* Kết quả: Qua các kỳ duyệt phổ cập với Phòng: Hồ sơ phổ cập của trường đủ theo quy định; Số liệu chính xác, khớp giữa các loại.

Đạt phổ cập GD THCS  mức độ 3. Trong đó :

          - Số trẻ 11 tuổi HTCTTH: 112 tỷ lệ: 98,25 %;

          - Số thanh niên trong độ tuổi 15-18 tốt nghiệp THCS:345/349 tỷ lệ: 98,9%;

          - Số thanh niên từ 15-18 tuổi đang học PHTH: 295; GDTX cấp THPT:. 42 Giáo dục nghề nghiệp: 0 Tổng: 337 tỷ lệ: 96,56%;

* Khó khăn, tồn tại về công tác phổ cập:

- Việc điều tra, nhập liệu dữ liệu phổ cập online do nhiều thông tin, liên quan nhiều đối tượng gây nhiều khó khăn+ đôi lúc độ chính xác chưa cao ....

- Năm in mới toàn bộ phiếu phổ cập Online nên khó khăn, tốn kém.

II/ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN:

1/ Giáo dục đạo đức học sinh:

* Nhà trường thống nhất cao chủ trương, biện pháp, coi trọng công tác giáo dục đạo đức, pháp luật, kỹ năng sống cho HS; Huy động sự vào cuộc của các tổ chức, lực lượng phối hợp tham gia giáo dục tạo môi trường lành mạnh tích cực, đồng bộ. Trong đó:

+ Các biện pháp truyền thống như tăng cường tuyên truyền giáo dục đạo đức truyền thống tốt đẹp gắn hiểu biết, chấp hành pháp luật nhân các ngày lễ lớn như: Khai

giảng, 20/10; 20/11; 22/12...

- Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tổ chức cho CBGV, HS học tập, tìm hiểu các quy định, quy chế trường học; chuẩn đánh giá thi đua một cách nghiêm túc. Triển khai cho CBGV, HS ký cam kết thực hiện các nội dung trong nội quy, điều lệ nhà trường; Cam kết thực hiện các cuộc vận động , các phong trào; Tuyên truyền cho HS về truyền thống nhà trường; về gương CBGV, HS điển hình có nhiều đóng góp trong phong trào để khích lệ, động viên HS cùng phấn đấu... Việc xây dựng kỷ cương, văn hóa học đường được chú trọng và được sự đồng thuận cùng thực hiện của CBGV,HS như quy định về trang phục đến trường; Không đi xe trong sân trường; văn hóa giao tiếp ứng xử của CBGV, HSĐã góp phần tạo ra môi trường văn hóa thân thiện, lành mạnh hơn.

- Thực hiện tốt các chương trình giáo dục nội, ngoại khoá; Chú trọng giáo dục đạo đức truyền thống với giáo dục giới tính, pháp luật, giáo dục đạo đức- tư tưởng Hồ Chí Minh...Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các diễn đàn có tính giáo dục cao như: thi trang trí lớp học; Hội thi văn nghệ; thi như viết về những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô, mái trường dịp 20/11....Có những bài viết giàu cảm xúc và có tính giáo dục cao như “ Chuyến đò hạnh phúc”của cô giáo Lương Nhâm, 1 số bài viết của các em Nguyễn ánh Đào 8C, em Hương Giang 9A  

 Từ đầu năm, hoạt động của liên đội khá tích cực. GV-TPT đã xây dựng tốt đội tự quản- BCH Liên đội; Vừa chỉ đạo vừa khéo léo động viên HS trong các hoạt động; Sát sao tỉ mỉ trong theo dõi đánh giá; Tuyên truyền khích lệ kịp thời; Quan tâm giáo dục HS cá biệt; Phối hợp tốt với GVCN lớp trong xây dựng nề nếp và giáo dục HS.

- Công tác chủ nhiệm lớp được thực hiện khá nghiêm túc, tích cực. Nhiều thầy cô tận tình, trách nhiệm, dày công xây dựng nề nếp, phong trào của lớp. Quan tâm giáo dục học sinh cá biệt, giúp đỡ HS khó khăn; Phát huy các nòng cốt và xây dựng các đôi bạn cùng tiếnLàm tốt và điển hình như cô Hoàng Nhài, cô Trang; Hiệu quả như Thầy Thủy

- Có sự Phối kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục trong đó nhà trường là trung tâm giữ mối liên hệ chặt chẽ với P/H học sinh thông qua điện thoại, nhóm zalo và các kỳ họp định kỳ 2 lần/ 1 kỳ học; Phối hợp với lực lượng công an xã tuyên truyền giáo dục và kiểm tra việc thực hiện các quy định về đảm bảo ANTT của HS

- Phát động và thực hiện phong trào nuôi lợn tiết kiệm vì học sinh nghèo trong CBGV và học sinh để giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Ngoài ra, phát động GV, HS tham gia đầy đủ các hoạt động nhân đạo từ thiện, hoạt động xã hội như Mua tăm tre giúp hội người mù huyện, ủng hộ đồng bào miền trung bị lũ bão...Tham gia Quỹ đền ơn đáp nghĩa; Quỹ vì người nghèo; Quỹ nhân đạoTrong đó:

+ Mua tăm  tre nhân đạo           : 1800gói , Trị giá 4.500.000đ

+ ủng hộ Miền Trung : 6.300.000 đồng.

+ CBGV ủng hộ các quỹ           : 17.950.000đ ;

+ Quà cho HS khó khăn:2.500.000đ + Dạy thêm miễn phí không thu tiền.

+ ủng hộ HS trường ngoài mổ tim : 3.000đồng

        Do đó nề nếp ý thức HS có những chuyển biến tích cực. Trong học kỳ I, toàn trường khá ổn định, không có các vụ việc phức tạp xảy ra.

Kết quả giáo dục đạo đức học sinh trong kỳ học:

   Khối

   lớp

Tốt

Khỏ

T.Bỡnh

Yếu

So K.H

T.Số

%

T.Số

%

T.Số

%

T.Số

%

 

6A

28

82.35

5

14.71

1

2.94

0

 

 

6B

27

81.82

5

15.15

1

3.03

0

 

 

6C

24

72.73

8

24.24

1

3.03

0

 

 

Khối 6

79

79.0

18

18.0

3

3.0

0

 

 

7A

25

75.76

5

15.15

3

9.09

0

 

 

7B

28

82.35

6

17.65

0

0

0

 

 

7C

30

85.71

5

14.29

0

0

0

 

 

7D

29

82.86

6

17.14

0

0

0

 

 

Khối 7

112

81.75

22

16.06

3

2.19

0

 

 

8A

36

85.71

6

14.29

0

0

0

 

 

8B

33

78.57

8

19.05

1.2.38

0

0

 

 

8C

33

80.49

8

19.51

0

0

0

 

 

Khối 8

102

81.6

22

17.6

1

0.8

0

 

 

9A

28

90.32

3

9.68

0

0

0

 

 

9B

25

80.65

6

19.35

0

0

0

 

 

9C

26

83.87

4

12.9

1

3.23

0

 

 

Khối 9

79

84.95

13

13.98

1

1.08

0

 

 

T.T

372

81.76

75

16.48

8

1.76

0

 

Đạt K.H

BQH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           

 

 * Những hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức:

- Còn HS cá biệt, chưa ngoan, chậm tiến( Kiên, Quốc Anh, Mạnh 7A; Nguyên 6A; Tuấn Anh 6B).

- Hiện tượng HS đua đòi, điện thoại, facebook, yêu đương sớm( 9B, 8B, 7D).

- Việc chấp hành nội quy quy định của trường về đồng phục, nghi thức, tham gia

các hoạt động ngoài giờ của một số HS chưa nghiêm túc, thiếu tự giác.

+ Nguyên nhân:

- Tác động tiêu cực trong quá trình phát triển của xã hội....

- Sự thiếu quan tâm của một bộ phận phụ huynh; Chưa đúng mức trong giáo dục gia đình( Nuông chiều, phó mặc...).

- Chế tài để xử phạt răn đe HS chưa đủ mạnh-( Chủ yếu thiên về nhắc nhở, động viên).

2/ Dạy học và các hoạt động chuyên môn theo yêu cầu đổi mới:

          Thực hiện các yêu cầu đổi mới phương pháp, đổi mới KTĐG, ứng dụng CNTT và nâng cao chất lượng dạy học, hình thành và phát triển phẩm chất- năng lực học sinh...ngay từ đầu năm học, nhà trường đã quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn:

- Nghiêm  túc triển khai các văn bản chỉ đạo dạy- học tới đội ngũ những người làm công tác giáo dục; Nâng cao nhận thức cho CBGV trong việc thực hiện và đáp ứng yêu cầu mới giáo dục, dạy học.

- Phân công sắp xếp đội ngũ một cách hợp lý; Đảm bảo mặt bằng lao động và phù hợp với chuyên môn đào tạo. Hợp đồng thêm GV đảm bảo yêu cầu phù hợp, kịp thời( 3 toán- tin, 1 Anh).

- Tổ chức cho CBGV nghiên cứu, xây dựng chương trình kế hoạch giảng dạy theo tinh thần chủ động môn học và đã hoàn thành ngay trong tháng 8 để có bộ chương trình kế hoạch giảng dạy thống nhất, phù hợp với mọi yêu cầu; Dạy học nghiêm túc đảm bảo đúng nội dung chương trình; Không cắt xén; Nâng chất lượng dạy học bằng cách tích cực đổi mới các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học...; ứng dụng CNHĐ vào soạn, dạy để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc; Chỉ đạo dạy đúng chuẩn kiến thức kỹ năng ; Đổi mới dạy, kiểm tra đánh giá đi đôi với hướng dẫn HS đổi mới phương pháp học. Có kế hoạch bồi khá phụ kém hợp lý

trong từng chặng, thực hiện ngay sau khai giảng...

- Trong học kỳ I, đó chỉ đạo cho 2 tổ chuyên môn tiếp tục làm chuyờn đề ĐMPP- khai thỏc và sử dụng CNTT trong dạy học, sinh hoạt tổ, nhóm, cụm chuyên môn; Tổ chức chuyên đề dạy học tích cực cùng với các chuyên đề truyền thống như ôn tập, bồi giỏi. Thực tế đã tổ chức 3 chuyên đề với 10 tiết dạy minh hoạ. Các tiết được đánh giá cao như ĐMPP dạy Văn 9 cô Hoàng Nhài; Anh 7- cô Trang; Toán 9- cô Hợi; Lý 8 cô Luyến; Ôn tập Toán 7 của cô NgoãnB .

- Tổ chức nghiêm túc các hội thi, hội giảng, trong đó: Hội giảng GVG trường có 26 GV tham gia. Có 23/26 đạt giờ dạy giỏi = 88.46%; 03 tiết khá= 11.54%. Tiêu biểu tiết dạy của cô Nhài, cô Thảo, cô Luyến, cô Hợi, thầy Thi, thầy Thủy...

- Hội thi KHKT cho HS, trường đủ chỉ tiêu 01 sản phẩm dự thi( Dự án khôi phục và tổ chức các trò chơi dân gian cho HS THCS do cô Lại Phương cố vấn, em Đào 8C thực hiện) xếp thứ 17/31 trường trong huyện.

+ Tạo điều kiện cho GV tham gia đủ các chuyên đề các cấp- Đặc biệt các chuyên đề về ĐMKTĐG; Dạy rèn tập làm văn, chuyên đề T.Anh Tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ...). Trong học kỳ I, có 29 sản phẩm được đăng trên trang Webs trường. Trong đó tổ KHTN 12; Tổ KHXH: 17.

- Chú trọng công tác kiểm tra chuyên môn, kiểm tra nội bộ trường học để duy trì kỷ cương nền nếp, vừa đánh giá ý thức, năng lực trình độ chuyên môn của GV; Vừa chấn chỉnh, góp ý giúp GV thực hiện tốt hơn các yêu cầu. Trong đó:

. Kiểm tra toàn diện: 9 GV

                     + Tốt     :   4 GV  = 44.44 %

                     + Khá    :   4 GV  = 44.44 %

                   + Đạt    :  01 GV= 11.11%

. Tổng kiểm tra hồ sơ giáo án:

Kết quả: Số bộ hồ sơ kiểm tra : 22 bộ

+ Tốt :   8= 36,36% ( )

+ Khá:   13 = 59,09%

+ ĐYC:   1 = 4,55% ( T.Huy).

- Dự giờ, kiểm tra nhanh 16 GViên. Kết quả:

+ Tốt: 7 ;  Khá: 8; Đạt yêu cầu: 1

        Ở mỗi nội dung, giám hiệu cùng với các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trực tiếp kiểm tra, góp ý cho CBGV và công khai kết quả,  rút kinh nghiệm trước toàn hội đồng.

- Trong kỳ I, trường đón kiểm tra nhanh của Phòng vè công tác quản trị trường học và thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng vào tháng 12/2020. Kết quả:

+ Hệ thống hồ sơ kế hoạch chỉ đạo, công tác quản trị của HT: Tốt.

* Chỉ đạo thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo thông tư 26/ TT-BGD về sửa đổi, bổ sung 1 số điều của thông tư 58 về kiểm tra đánh giá HS, áp dụng bắt đàu từ năm học 2020 - 2021.

+ Kiểm tra đánh giá HS theo quy định đảm bảo chính xác, công bằng, công khai .

( Kết quả bài kiểm tra được công và được cập nhật vào sổ điểm và hệ thống phần mềm quản lý của nhà trường). Phối hợp với các trường trong cụm đổi chéo coi và chấm tập trung trong kỳ kiểm tra cuối học kỳ I.

* Chất lượng dạy học:

  • Đánh giá xếp loại học lực HS cuối kỳ:

Khối lớp

Giỏi

Khỏ

T.Bỡnh

Yếu

Kộm

So K.H

T.Số

%

T.Số

%

T.Số

%

T.Số

%

T.Số

%

6A

9

26.47

12

35.29

11

32.35

2

5.89

0

 

 

6B

9

27.27

19

57.58

412.12

2

1

3.03

0

 

 

6C

8

24.24

14

42.42

11

33.33

0

0

0

 

 

Cộng

26

32.91

45

56.96

26

35.44

3

3.0

0

 

 

7A

5

15.15

16

48.48

10

30.3

2

6.06

0

 

 

7B

6

17.65

16

47.06

10

29.41

2

5.88

0

 

 

7C

9

25.71

14

40.0

12

34.29

0

0

0

 

 

7D

9

25.71

14

40.0

12

34.29

0

0

0

 

 

Cộng

29

21.17

60

43.80

44

32.12

4

2.92

0

 

 

8A

10

23.81

23

54.76

8

19.05

1

2.38

0

 

 

8B

4

9.52

24

57.14

13

30.95

1

2.38

0

 

 

8C

6

14.63

21

51.22

13

31.71

1

2.44

0

 

 

Cộng

20

16.0

68

54.40

34

27.20

3

2.4

0

 

 

9A

6

19.35

15

43.39

10

32.26

0

0

0

 

 

9B

7

22.58

15

48.39

9

29.03

0

0

0

 

 

9C

7

22.58

15

48.39

7

22.58

2

6.45

0

 

 

Cộng

20

21.51

45

48.39

26

27.96

2

2.15

0

 

 

T.T

95

20.88

218

47.91

130

28.57

12

2.64

0

 

 

BQH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Công tác bồi dưỡng HSGiỏi:

        Là điểm yếu, trũng của nhà trường nhiều năm trước... Trước tình hình đó, nhà trường đã kiên trì với các giải pháp khắc phục, tuyên truyền, động viên GV, HS, PH cùng cố gắng.

- Tuyên truyền, đả thông nhận thức, tư tưởng cho HS, P.H theo học các lớp bồi.

- Tư vấn, phân luồng, chọn nguồn các đội tuyển từ cuối năm học trước- Đặc biệt  với khối 8,9, giúp HS có tâm thế học tập ngay từ đầu.

- Chăm lo, động viên các em HSG, các đội tuyển trong suốt quá trình dạy- học; Có thưởng cho HS đạt thành tích tốt sau mỗi kỳ khảo sát để khích lệ, tạo phong trào thi đua phấn đấu trong các em HS, các đội tuyển...

+ Nhà trường tuyên dương, nhân điển hình trên các kênh thông tin, các kỳ họp( Xã, P.H, HS...)...

+ Quan tâm động viên, trao sách bút cho HS  đi bồi giỏi. Động viên HS khi tham dự các kỳ thi;  Thưởng HSG tiêu biểu sau mỗi kỳ khảo sát( 2 lần/kỳ I, mỗi xuất quà từ 50.000đ- 100.000đ); Khen thưởng kịp thời  HSG Huyện lớp 9( 5 em, mỗi em 500.000đồng dịp 20/11). Hỗ trợ 3 học sinh học thi Tỉnh, mỗi em  500.000đ.... Tổng kinh phí trường đã trao tặng HSG trong học kỳ I là 7.500.000đồng.

+ Bản thân CBGV cũng luôn quan tâm, động viên khích lệ HSG. Có quà khi HSG tiến bộ hoặc đạt thành tích cao như cô Nhung, cô Ngoãn, cô Nhâm, cô H.Nhài...

* Kết quả:

- Thành lập và duy trì đủ các đội tuyển HSG theo quy định( 11 đội khối 6,7,8. Khối

9 có 2 đội). Tổng số HS theo học các đội tuyển 76 em..

- Thi HSG lớp 9: Vòng Huyện xếp thứ 20, có 6 em dự thi, 5 em đạt giải( 2 giải nhì, 2 giải ba, 1 giải khuyến khích). Vòng Tỉnh xếp thứ 6, có 3 em đi thi, 2 em đạt giải ba Tỉnh môn Sinh. Xếp chung thứ 12/31, vượt 6 bậc so với năm học 19- 20; Vượt 16 bậc so với năm 18-19.

- Khối 6,7,8 một số đội tích cực, kết quả học tập, kiểm tra khá tốt như đội Văn 6, Anh 6, toán 6, Anh 7, Lý 8.

NHỮNG ƯU KHUYẾT ĐIỂM LỚN TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRÍ DỤC:

  • Ưu điểm:

- Nhà trường đã bám sát yêu cầu nhiệm vụ trọng tâm của năm học;

- Tổ chức chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc ở mọi khâu. Đẩy mạnh các hoạt động chuyên đề, hội thi, hội giảng gắn những yêu cầu mới( ĐM sinh hoạt chuyên môn; ĐMPP dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS; Các hội thi KHKT; Hội giảng GVG...). Đặt yêu cầu về kỷ cương, đổi mới, nâng chất lượng dạy học thực chất lên hàng đầu. Quan tâm ghi nhận và có cơ chế động viên, đầu tư đúng mức cho CBGV, HS có thành tích xuất sắc trong dạy- học và các hoạt động chuyên môn.

- Kỷ cương nề nếp nhà trường được thiết lập. Qua kiểm tra theo dõi, nhiều GV

lên lớp giảng dạy tích cực nhiệt tình điển hình Cô Hoàng Nhài, Ngoan, Hợi, Hòa, Nhâm, Hoạt, Ngoãn A, Ngoãn B, Nhung, Lại Phương....; Hồ sơ giáo án có sự đầu tư chấp hành nghiêm túc. Một số GV tích cực nghiên cứu, áp dụng thực hiện các yêu cầu ĐMPP dạy học, có khả năng khai thác, ứng dụng tốt CNTT... tiêu biểu: Cô

 Nhài, cô Hợi, cô Luyến, cô Ngoãn, thầy Thủy, cô Trang...

- Nhiều phụ huynh, học sinh đã quan tâm đầu tư cho việc học...

         Do đó, có môn, lớp chất lượng tương đối đảm bảo so với yêu cầu chung. 8/12 môn thi theo đề chung của Huyện, Tỉnh vượt bình quân; Chất lượng tốt như Văn 9, văn 8, văn 6, Toán 6, Toán 9. Đặc biệt, chất lượng vượt trội so với trường, Huyện như Toán 9A, 7d( cô Ngoãn B); Văn 9( Nhài, Ngoãn); Văn 8A( Oanh); Văn 6( Thảo). Tiếng Anh các khối, tuy không cao nhưng 3/4 khối vượt bình quân chung của Huyện.

          Đánh giá, xếp loại học lực HS khá nghiêm túc, khách quan, sát kế hoạch;

         Công tác bồi dưỡng HSG có sự nỗ lực, cố gắng với nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả nên tạo sự chuyển biến rõ nét ở lớp 9.

* Tồn tại, hạn chế:

- Chất lượng qua các môn thi theo đề Phòng, Sở:

+ Còn 4/12 môn thấp hơn BQH: Toán 7, toán 8, Anh 7, Văn 7.

+ Tỷ lệ điểm kém nhiều ở Toán 8( 33,60%); Toán 7( 14.6%); Anh 6,Anh 9= 11%; Toán 9= 8,6%; Toán 6= 7%; Văn 7= 4%.

Nguyên nhân:

+ Có môn đề ra chưa phù hợp, quá khó với thi đại trà: Toán 7, Toán 8, Anh 9.

+ Nhiều học sinh lười học, mất gốc, không cố gắng Trong khi xu hướng ra đề theo yêu cầu mới đòi hỏi sự thông hiểu và vận dụng nhiều để giải quyết vấn đề.

+ Một bộ phận P.H buông lỏng quản lý; Thiếu quan tâm phối hợp giáo dục con em.

+ Việc dạy, rèn, quản lý và kiểm soát của GV chưa tốt.

- Trong bồi giỏi:

- Còn HS tư tưởng dao động, ở đội này xin sang đội khác hoặc bỏ đội tuyển .( Văn 8, T.Anh 8).

- GV bồi một số còn hạn chế về năng lực, kinh nghiệm

- Công tác bồi dưỡng HSG tại trường trong điều kiện khó khăn chung về nhân lực, về tài chính nên chưa có sự đầu tư đúng mức.

3/ Về lao động sản xuất hướng nghiệp dạy nghề:

a. Về lao động:

- Nhà trường sớm  ổn định ban lao động và có kế hoạch chỉ đạo lao động nhằm ; Tu

sửa cảnh quan, vệ sinh trường lớp, thôn xóm; Bảo quản và sắp xếp thiết bị ...

- Phân công và  sử dụng hợp lý sức lao động của học sinh...

Nhiều GVCN vào cuộc, quan tâm chỉ đạo HS làm tốt các buổi lao động như cô Nhài, cô Ngoan, cô Trang, thầy Thủy, cô Hoạt...

b. Về hướng nghiệp dạy nghề:

- Chỉ đạo nghiêm túc chương trình hướng nghiệp dạy nghề..

- Phối hợp với trung tâm GDNN-GDTX Huyện tổ chức dạy nghề cho HS lớp 8.

- Kết quả:

+ Đủ 125/125 HS khối 8 học nghề theo quy định.( Điện, cắt may, sửa xe máy).

+ 100% đảm bảo tỷ lệ chuyên cần; Hoàn thành chương trình nghề kỳ I. Trong đó:

Giỏi: 73,60%; Khá: 25,6%; Trung bình: 0,8%.

4/ Về giáo dục thể chất- y tế:

- Trường tổ chức dạy thể dục nội ngoại khoá đúng theo chương trình thời khoá biểu, đảm bảo 2 tiết/ tuần theo quy định.

- Khuyến khích và phát động phong trào TDTT trong CBGV,HS; Khí thế và hiệu quả rõ nét khi có GV đúng chuyên môn TD về giảng dạy và tập luyện từ 01/11/2020. HS học hào hứng hơn; Thành lập đủ các đội tuyển HS tham gia các giải thể thao của Huyện với tổng số 22 em, trong đó điền kinh xếp thứ 20, tăng 6 bậc so với năm 19-20; Nòng cốt đội bóng đá đạt nhì Huyện.

- Tuyên truyền PH, HS tham gia bảo hiểm y tế năm 2021 đạt 100%.

- Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho HS. Phối hợp với trung tâm y tế Huyện tiến hành khám tổng thể sức khoẻ cho HS và hướng dẫn cách điều trị cho những HS có bệnh.

- Công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh theo mùa được thực hiện một cách thường xuyên, kịp thời.

Song trong công tác giáo dục thể chất còn một số tồn tại:

- Còn GV dạy TD không đúng ban nên việc dạy, rèn và phát triển năng khiếu TDTT trong HS chưa thực sự đáp ứng.

- Việc bồi dưỡng năng khiếu TDTT do nhiều năm trường không có GVTD nên kết

 quả chưa cao; Không có HS đạt giải huyện và không có HS thi Tỉnh.

- Công tác chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho HS gặp nhiều khó khăn do không có nhân viên y tế chuyên trách.

III/ Về xây dựng các hệ điều kiện phục vụ cho dạy - học và các hoạt động giáo dục:

1. Về đội ngũ:

- Tổng số cỏn bộ quản lý, giỏo viờn, nhõn viờn: 25

Trong đó:   + Cán bộ quản lý: 01

                   + Giáo viên đang giảng dạy: 23

                  + Nhõn viờn hành chớnh: 01

- Hợp đồng: 4

- Về trình độ: Hiện đạt chuẩn trở lên 24/25 đạt tỷ lệ 96,0%. Có 01 thạc sĩ, tỉ lệ 4,0%.

- Số Đảng viên: 16/25= 64,0%( +1ĐV là GV HĐ: Cô Thực).

* Trong năm học, nhà trường đã quan tâm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cả về phẩm chất lẫn chuyên môn nghiệp vụ; Tạo điều kiện cho 1 nguồn quản lý tiếp tục theo học lớp TCCT( đ/c Hợi); Tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và chương trình giáo dục tổng thể 2018.

Trường cùng các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động hội thảo, chuyên đề để GV được trao đổi, học hỏi nhất là những vấn đề mới như xây dựng kế hoạch giáo dục điều chỉnh giảm tải theo công văn 3280/BGD; Đổi mới KTĐG theo TT26 sửa đổi bổ sung 1 số điều của TT58/BGD; Chuyên đề dạy học tích cực phát triển năng lực HS...

- Đội ngũ CBGV nhìn chung đoàn kết; Phong trào thi đua của nhà trường được giữ vững với 12/25 CBGV đăng ký phấn đấu danh hiệu cao chiếm tỷ lệ 48,0%. Nhìn chung số CBGV đăng ký phấn đấu danh hiệu cao đã và đang có sự phấn đấu, khẳng định khá tốt.

* Hạn chế:

- Đội ngũ chưa đủ theo định biên: Thiếu Phó hiệu trưởng; Thiếu nhân viên hành chính; GV chưa đảm bảo cơ cấu môn( Không có GV Sử, Tin, GDCD).

- Một số tuổi cao, hạn chế về đổi mới phương pháp và CNTT.

2. Về cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị :

a) Thuận lợi:

- CSVC nhà trường đã đạt trường chuẩn quốc gia và cơ bản đáp ứng yêu cầu .

b) Khó khăn:

- Còn thiếu các phòng bộ môn loại 1, thiếu phòng làm việc cho các tổ chức đoàn thể ; Bàn ghế HS và dãy phòng học 2 tầng quá xuống cấp;

- Trang thiết bị dạy học thiếu- nhiều đồ dùng dạy học đã hỏng, không còn khả năng sử dụng...

c) Giải pháp:

- Tham mưu và tranh thủ sự giúp đỡ, đầu tư của các cấp.

- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tháo gỡ, bổ sung  một số hệ điều kiện đảm bảo an toàn và đáp ứng yêu cầu dạy học của CBGV và HS.

- Tiết kiệm nguồn ngân sách để đầu tư cho xây dựng và mua sắm trang thiết bị dạy học.

d) Kết quả

      Trong học kỳ I , trường đã nhận được sự hỗ trợ từ phụ huynh và các chương trình dự án tăng cường CSVC , cụ thể:

+ Chương trình mục tiêu của Huyện gồm: Bàn văn phòng, bàn -tủ hồ sơ ; 12 bộ bàn ghế HS loại 4 chỗ, 1 ti vi, thay màn hình camera..

+ Công trình xã, phụ huynh: Sửa mái tôn nhà 3 tầng, quét vôi, sơn sửa bàn ghế, điện các phòng học; Sửa làm phòng học 9C ; Mái tôn sân khấu, khẩu hiệu bảng biểu……Tổng trên 90.000.000 đồng.

        Hiện cảnh quan, CSVC nhà trường khang trang và an toàn hơn.

3. Công tác sách, thiết bị:

-  Nhà trường vẫn duy trì tủ sách dùng chung; Sớm tuyên truyền, tổ chức cho HS thuê mua sách, vở trước khi bước vào năm học mới đảm bảo HS toàn trường có đủ bộ sách giáo khoa ngay từ đầu năm học.

- Tiếp tục tiếp nhận các chương trình sách, thiết bị và đầu tư để bổ sung tăng cường tủ sách và phục vụ dạy học.

- Tạo điều kiện, khuyến khích CBGV sử dụng thiết bị đồ dùng, CNHĐ trong dạy

học và giáo dục. Một số GV có sự đầu tư và tích cực khai thác, sử dụng thiết bị đồ dùng, CNHĐ như cô Nhài, cô Hợi, cô Trang, cô Thực, cô Ngoãn B, cô Luyến, cô Lại Phương

  • Hạn chế:

- Việc khai thác và sử dụng thư viện phòng đọc nhà trường chưa thật hiệu quả; Chưa có hoạt động giới thiệu sách cho HS.

- Một số GV chưa tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng trong dạy học.

 4. Về tài chính:( Có báo cáo riêng)

- Thực hiện thu, chi đúng quy định, đúng mục đích, công khai, dân chủ.

- Bộ phận tài chính đã hạch toán, giải quyết thu, chi tài chính theo quy định. Đủ các loại hồ sơ và cập nhật trên phần mềm. Việc làm và giải quyết chế độ chính sách như bảo hiểm, hỗ trợ chi phí học tập được thực hiện đúng, đủ, kịp thờ.

- GVCN làm tốt công tác thu nộp, quyết toán; tiến độ nhanh, gọn, đủ theo kế hoạch....

* Hạn chế:

- Tài chính hạn hẹp, chưa đáp ứng kịp thời được yêu cầu hoạt động của đơn vị.

5. Công tác quản lý:

          Đã tập trung thực hiện theo yêu cầu đổi mới, đúng luật, dân chủ và công khai, góp phần duy trì, giữ vững kỷ cương trường lớp; Từng bước tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục.

* Trường đã sớm triển khai quán triệt tới đội ngũ CBGV văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành về nhiệm vụ năm học; Văn bản và kế hoạch chỉ đạo thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành...; Thực hiện tốt quy chế dân chủ

 trường học gắn với việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi CBGV theo điều lệ

 nhà trường.

- Tổ chức cho CBGV Thảo luận, học tập , nắm vững các nhiệm vụ chính của năm

học trong đó đặc biệt là việc tiếp tục thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua; Nghị quyết 29/ NQ- TW cùng các chương trình hành động thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; Xây dựng kế hoạch; Đổi mới dạy- học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS; ứng dụng CNTT và các phương pháp dạy học mới như Dạy học phát triển năng lực; Xây dựng ma trận và đề kiểm tra mới; Vấn đề dạy thêm học thêm; Công tác kiểm định chất lượng... Có ý thức trong chỉ đạo hưởng ứng các phong trào xây dựng môi trường văn hoá trong nhà trường giai đoạn 2015- 2020 theo quyết định của UBND tỉnh Thái Bình; Nghị quyết 02 của Huyện ủy về chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương, tác phong làm việc của cán bộ công chức viên chức, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang trên địa bàn huyện Vũ Thư .....Cụ thể hoá bằng các quy chế, quy định cơ quan và thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm trong CBGV, HS để cùng thực hiện tốt.

        Nghiêm túc tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch đầu năm học; Hội nghị công nhân viên chức để mỗi CBGV được công khai, dân chủ thảo luận xây dựng kế hoạch, đăng ký phấn đấu các chỉ tiêu và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Trong kỳ học, nhà trường cùng công đoàn đã phát động và tổ chức phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; Đăng ký và tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp tạo

môi trường học tập, bồi dưỡng tốt cho CBGV.

-Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, kỷ cương nề

 nếp trong giảng dạy và công tác của mỗi CBGV. Hàng tháng đã công khai kết quả kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm đúng mức. Quản lý nghiêm túc việc dạy thêm học thêm trong đơn vị.

* Thực hiện tốt công tác tham mưu tuyên truyền, kết nối nhà trường, gia đình và xã hội trong chăm sóc, quản lý, giáo dục HS.

* Hạn chế:

- Thiếu hiệu phó phụ trách chuyên môn; Hiệu trưởng mới điều chuyển đến nên công tác quản lý điều hành còn gặp nhiều khó khăn.

IV/ VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG, CÁC PHONG TRÀO:

1/ Công tác tuyên truyền:

- Ngay từ đầu năm đã triển khai cho CBGV, HS lĩnh hội đầy đủ các văn bản chỉ đạo thực hiện các cuộc vận động, các phong trào với tinh thần nâng lên một mức mới, thực hiện chất lượng, hiệu quả hơn .

- Tuyên truyền tới cán bộ, nhân dân trong xã; Phụ huynh học sinh thông qua các

hội nghị để tạo môi trường giáo dục lành mạnh, đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Lồng ghép tuyên truyền dưới các hình thức, thông qua các hoạt động giáo dục

nhân các ngày lễ lớn : Khai giảng, 20/10 ; 20/11; 22/12....Các hội nghị truyền

 thông theo chương trình của Huyện.

2/ Tổ chức thực hiện:

- Đã nghiêm túc tổ chức cho CBGV, HS thảo luận về nội quy quy chế; Nhiệm vụ năm học. Xây dựng Chuẩn đánh giá thi đua; Quy tắc ứng xử.... Trên cơ sở đó, đã tiến hành cho CBGV, HS viết cam kết thực hiện.

- Phát động và tổ chức cho CBGV, HS tham gia một số hoạt động có ý nghĩa hưởng ứng chủ đề như : Phong trào mỗi CBGV nhận chăm sóc, đỡ đầu ít nhất 1 HS có hoàn cảnh khó khăn hoặc cá biệt ; Phong trào người tôt việc tốt...Thực hiện mô hình nuôi lợn tiết kiệm gây quỹ vì HS nghèo. Tổ chức tốt các hoạt động nhân đạo từ thiện trong cơ quan, đơn vị.

3/ Kết quả :

- CBGV có nhận thức và thực hiện khá nghiêm túc các nội dung, yêu cầu của các cuộc vận động, các phong trào. Nghiêm túc trong đạo đức, lối sống; Quan hệ ứng xử văn hóa, thân thiện với đồng nghiệp, học sinh và mọi người. Đa số HS ngoan, chấp hành đúng các nội quy quy định.

- CBGV, HS đã hưởng ứng các hoạt động do nhà trường và các tổ chức phát động, khởi xướng. Trong đó:

+ Phong trào chăm sóc, đỡ đầu HS khó khăn được CBGV hưởng ứng thực hiện. Tiêu biểu như cô Nhâm, Thầy Thủy, thầy Thi, cô Nhài, cô Ngoan...

+ Mô hình nuôi lợn tiết kiệm vì HS nghèo được duy trì có nền nếp hàng tháng, ước tính được trên 8 triệu đồng.

- Cảnh quan, môi trường trường lớp đã được bổ sung, tăng cường mang tính giáo dục.

- Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS được CBGV làm khá nghiêm túc... Nhìn chung CBGV đều nhận thức cao và thống nhất thực hiện nghiêm túc đảm bảo công bằng khách quan và giáo dục học sinh.

* Hạn chế :

+ Một bộ phận HS chưa ngoan, chưa tự giác trong thực hiện các quy định và xây dựng văn hóa học đường.

+ Một số GV chưa thật tích cực trách nhiệm với công việc chung.

+ Việc tham gia một số cuộc thi còn hình thức. Phong trào chăm sóc đỡ đầu HS khó khăn chưa thực sự có chiều sâu.

ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được:

a) Ưu điểm:

- Nhà trường thống nhất cao các chủ trương, giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trọng

 tâm trong kỳ học. Điều hành các hoạt động khoa học, làm việc công khai bằng kế hoạch và thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.

- Coi trọng công tác tuyờn truyền, giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị cho CBGV, HS, nội bộ CBGV đoàn kết.

- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo ngành của Huyện; Sự đồng thuận ủng hộ của lãnh đạo địa phương, các tổ chức cá nhân, xã hội trong mọi hoạt động cũng như góp phần bổ sung, tu tạo, tăng cường CSVC trường lớp ngày một khang trang hơn.

- Chất lượng đội ngũ và phong trào thi đua hai tốt được giữ vững.

- Trường có nhiều giải pháp tập trung khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng dạy học đại trà; Bồi dưỡng học sinh giỏi; Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ; Nhiều CBGV có nhận thức đúng, đầu tư, học hỏi, giảng dạy tích cực, nhiệt tình. Do

đó có sự chuyển biến rõ nét về chất lượng.

b) Khuyết điểm:

- Cỏc trang thiết bị phục vụ dạy học và hoạt động giáo dục cũn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu.

- Chất lượng dạy học một số môn lớp còn thấp, chưa đạt tới chỉ tiêu yêu cầu như Toán 7, toán 8, tiếng Anh các khối. Tỷ lệ HS điểm kém nhiều ở các môn Toán 8; Toán 7; Toán 9 ; Văn 7.

+ Một bộ phận học sinh chưa ngoan, xu hướng ham chơi, chểnh mảng việc học; Phụ huynh 1 số chưa thật quan tõm ( cũn chiều, buụng lỏng)...

2. Bài học kinh nghiệm

- Lãnh đạo nhà trường phải quan tâm và xác định được nhiệm vụ trọng tâm trong

năm học. Từ đó hoạch định kế hoạch chỉ đạo một cách khả thi, hợp lý và tổ chức

thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Taọ sự đồng thuận nhất trí cao trong đội ngũ

CBGV nhà trường. Xây dựng đội ngũ CBGV có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, có tâm với nghề, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình cống hiến vì sự nghiệp giáo dục. Chú trọng xây dựng các điẻn hình về chuyên môn tạo nòng cốt và thúc đẩy phong trào chung.

- Làm tốt công tác khuyến học khuyến tài, tạo phong trào thi đua dạy tốt - học tốt

trong CBGV và HS. Lấy chất lượng để tạo thương hiệu của giáo viên và nhà trường.

- Tranh thủ và phát huy sức mạnh, sự ủng hộ giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức đối

 với sự nghiệp giáo dục.

3. KIẾN NGHỊ :

ư Đội ngũ CBGV nhà trường tích cực bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp, đáp

ứng yêu cầu thời kỳ đổi mới.

- Lãnh đạo địa phương, hội cha mẹ HS có sự quan tâm, đầu tư CSVC trường chuẩn

 và tiếp tục phối hợp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục.

- Lãnh đạo ngành tham mưu sớm bổ sung 1phó hiệu trưởng và 1nhân viên hành chính cho trường.

 

B. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ HỌC KỲ II:

 

        Tiếp tục giữ vững quy mô, sự ổn định trường lớp về mọi mặt. Tập trung đẩy mạnh các hoạt động để giữ và nâng  cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện trong xu thế phát triển chung của đất nước và giáo dục Huyện nhà. Trong đó:

1. Giữ vững quy mô 13 lớp với 455 HS.

2. Duy trì tốt kỷ cương nề nếp trường lớp; Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong cho CBGV, HS; Đổi mới và nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp; Rút kinh nghiệm nhất là những khuyết điểm, hạn chế trong học kỳ I; Xây dựng và tổ chức cho CBGV, HS  học tập lại các quy chế quy định, ký cam kết thực hiện tốt các nhiệm vụ. Đảm bảo thực hiện tốt hơn trường ra trường, lớp ra lớp; Thầy ra thầy; Trò ra trò.

3. Tập trung chỉ đạo đảm bảo duy trì và nâng chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt tiếp tục nỗ lực trong công tác bồi dưỡng HSG và ổn định chất lượng đại trà....Trong đó: Vào đầu kỳ II, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu dạy- học các đội tuyển 6,7,8 đảm bảo thời lượng bồi tại trường 2 buổi trở lên/ 1 tuần. Thường xuyên kiểm tra+ theo sát việc học của các em trên cụm Huyện để có hỗ trợ, bổ sung.        Quan tâm dạy rèn tốt kiến thức, kỹ năng các bộ môn. Sát sao trong kiểm tra,

giáo dục ý thức học tập nghiêm túc, tích cực để nâng cao kết quả. Có kế hoạch bồi khá, phụ kém hợp lý, thường xuyên trong quá trình giảng dạy. Thực sự có trách nhiệm nâng chất lượng qua các buổi dạy thêm. Đánh giá HS nghiêm túc, sát thực tế

4. Tổ chức nghiêm túc và hiệu quả hơn các nhiệm vụ chuyên môn theo yêu cầu

mới: Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo công văn 5512/BGD; Xây dựng dữ liệu, ngân hàng đề; Tiếp tục ĐM, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn trong trường, cụm, Huyện; ĐMPP dạy học, kiểm tra đánh giá; Tích cực nghiên cứu chương trình giáo dục tổng thể 2018 và các chương trình tập huấn chuẩn bị cho thay sách giáo khoa mới; Chuẩn bị và thực hiện tốt các hội thi, hội giảng các cấp.

5. Tiếp tục thực hiện công tác kiểm định chất lượng và đón đoàn đánh giá ngoài của Sở về KĐCL- trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2016- 2020..

6. Khai thác, bảo quản tốt dãy phòng học mới kết hợp bảo quản và sử dụng tốt CSVC hiện có. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác tham mưu, xã hội hoá...để bổ sung trang thiết bị, xây dựng cảnh quan trường lớp, tạo diện mạo trường ngày một đẹp, khang trang và an toàn hơn.

        

   HIỆU TRƯỞNG

 

 

  Đoàn Thị Thanh

 

 

 


Tập tin đính kèm
Nguồn:Bộ GD và ĐT Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Video Clip
Văn bản mới
Tài liệu mới